Tin Tức Kế Toán

Chào mừng quý khách đến với website chúng tôi !

Hotline: 0962600236

Email: hta.tax@gmail.com

Tin Tức Kế Toán

Luật Kế toán mới nhất 2023

Luật Kế toán mới nhất 2023
11 tháng 12, 2023 74
Ngày 20/11/2015, Quốc hội ban hành Luật số 88/2015/QH13 (gọi chung là Luật Kế toán 2015) có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Luật Kế toán 2015 được xây dựng với 06 Chương – 74 Điều luật quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Tính đến nay, chưa có quy định nào về việc sẽ có Luật Kế toán mới nhất thay thế Luật Kế toán 2015. Do vậy, năm 2023 tới đây vẫn chưa có Luật Kế toán mới nhất, Luật Kế toán 2015 sẽ tiếp tục được áp dụng.
Xem thêm

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 41 - Điều 60

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 41 - Điều 60
05 tháng 12, 2023 40
CHƯƠNG 2, Từ Điều 41 - Điều 60, CỦA THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, Số: 200/2014/TT-BTC: Điều 41. Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con. Công ty con là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự kiểm soát của một đơn vị khác (gọi là công ty mẹ), (kể cả công ty thành viên của Tổng công ty và các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập). b) Chỉ hạch toán vào TK 221 "Đầu tư vào công ty con" khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết (ngoại trừ trường hợp tại điểm c dưới đây) và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị khác nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Khi công ty mẹ không còn quyền kiểm soát công ty con thì ghi giảm khoản đầu tư vào công ty con. Trường hợp nhà đầu tư tạm thời nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết tại đơn vị nhưng không dự định thực thi quyền biểu quyết do mục đích đầu tư là mua – bán công cụ vốn để kiếm lời (nắm giữ khoản đầu tư vì mục đích thương mại và quyền kiểm soát chỉ là tạm thời) thì không hạch toán khoản đầu tư vào tài khoản này mà hạch toán là đầu tư ngắn hạn. c) Các trường hợp sau khoản đầu tư vẫn được hạch toán vào TK 221 "Đầu tư vào công ty con" khi doanh nghiệp đầu tư nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con, nhưng có thỏa thuận khác: - Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết; - Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận; - Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương; - Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương. d) Trường hợp mua khoản đầu tư vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh, bên mua phải xác định ngày mua, giá phí khoản đầu tư và thực hiện các thủ tục kế toán theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”. đ) Kế toán khoản đầu tư vào công ty con phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 Thông tư này.
Xem thêm

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 26 - Điều 40

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 26 - Điều 40
04 tháng 12, 2023 30
CHƯƠNG 2, Từ Điều 26 - Điều 40, CỦA THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, Số: 200/2014/TT-BTC: Điều 26. Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ: - Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; - Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì; - Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ; - Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; - Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,... b) Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định đối với nguyên liệu, vật liệu (xem giải thích ở TK 152).
Xem thêm

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 15 - Điều 25

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 15 - Điều 25
02 tháng 12, 2023 51
CHƯƠNG 2, Từ Điều 15 - Điều 25, CỦA THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, Số: 200/2014/TT-BTC 1. Nguyên tắc kế toán a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Chứng khoán kinh doanh bao gồm: - Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán; - Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác. Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như: Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,...nắm giữ đến ngày đáo hạn . b) Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu, cụ thể như sau:
Xem thêm

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 11 - Điều 14

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, CHƯƠNG 2, Từ Điều 11 - Điều 14
01 tháng 12, 2023 46
CHƯƠNG 2, Từ Điều 11 - Điều 14, CỦA THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, Số: 200/2014/TT-BTC Điều 11. Nguyên tắc kế toán tiền 1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. 2. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp. 3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. 4. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc: - Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; - Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền. 5. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế. Điều 12. Tài khoản 111 – Tiền mặt
Xem thêm

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH

TRÍCH THÔNG TƯ 200-2014-TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH
30 tháng 11, 2023 40
CHƯƠNG 1 CỦA THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH, Số: 200/2014/TT-BTC: Điều 1. Đối tượng áp dụng Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Điều 3. Đơn vị tiền tệ trong kế toán “Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Xem thêm
Đăng ký nhận tin Để cập nhật thông tin mới nhất từ HT&A.
Hãy Để Chúng Tôi Đồng Hành Cùng Bạn HT&A tư xây dựng mối quan hệ thành công, lâu dài với khách hàng dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng.
0
Zalo
Hotline